Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm nuôi công nghiệp
EHP có cấu tạo bên ngoài là lớp vỏ cứng và bên trong có nhân ADN và 1 sợi cực. Sợi cực này có công dụng giúp EHP sinh sản và hút chất dinh dưỡng khi xâm nhập vào cơ thể tôm.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng có quy mô lớn của nước ta, do nơi đây có điều kiện thời tiết, độ mặn, pH, nhiệt độ lý tưởng cho tôm phát triển. Bên cạnh các điều kiện thuận lợi cho việc nuôi tôm thì người nuôi còn gặp nhiều khó khăn về tình trạng sức khỏe và tỉ lệ sống của tôm trong ao. Trong đó, dịch bệnh từ vi khuẩn và virus đang là nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nặng nề nhất cho người nuôi.
Vi bào tử trùng EHP là gì?
Cấu tạo của vi bào tử trùng EHP
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là vi bào tử trùng microsporidian kí sinh nội bào bắt buộc thuộc họ Enterocytozoonidae, EHP được mô tả và phát hiện lần đầu tiên tại Thái Lan, sau đó bùng phát trên tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được nuôi ở nhiều nước Châu Á và châu Mỹ Latinh.
Quá trình vi bào tử trùng EHP truyền nhân tế bào vào cơ thể tôm
EHP có cấu tạo bên ngoài là lớp vỏ cứng và bên trong có nhân ADN và 1 sợi cực. Sợi cực này có công dụng giúp EHP sinh sản và hút chất dinh dưỡng khi xâm nhập vào cơ thể tôm. EHP khi ở trong môi trường nước sợi cực lại nằm bên trong lớp vỏ rắn (hình A). Sau khi vi bào tử trùng EHP xâm nhập vào tế bào gan và ruột của tôm thì nó sẽ phóng sợi cực vào các tế bào này (hình B-E). Hình F là quá trình vi bào tử trùng EHP dùng sợi cực để hút lấy dinh dưỡng và sinh sản trong cơ thể của tôm.
Cơ chế lây nhiễm và dấu hiệu nhận biết khi tôm bị nhiễm EHP
Khả năng lây nhiễm của EHP đã được xác định trong một số nghiên cứu tại Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan với kết quả EHP lây truyền theo chiều dọc từ tôm bố mẹ sang tôm giống và chiều ngang từ nguồn nước nhiễm EHP, tôm ăn nhau (Kesavan Karthikeyan and Raja Sudhakaran, 2018). Bào tử EHP nhiễm trên tôm bệnh được thải ra môi trường theo đường phân, sau đó tồn tại trong nguồn nước, bùn và lây nhiễm cho các cá thể khác trong ao.
Tôm nhiễm EHP có hiện tượng còi cọc, chậm lớn và phân đàn. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao cho tôm nuôi trong ao, tuy nhiên chúng kí sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tuỵ khiến tôm không đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và lột xác.
Cách phòng ngừa tôm bị EHP
Bà con nên phòng ngừa tôm bị EHP bằng nhiều cách kết hợp: lựa chọn con giống sạch bệnh, mua con giống ở nơi uy tín, cải tạo ao xử lý ao sau khi thu tôm và trước khi thả tôm, quản lí nguồn nước, khuyến cáo nên làm một ao lắng để chứa nước sẵn sàng, tiến hành đánh diệt khuẩn trên ao này và dùng nguồn nước đã qua xử lý để cấp cho ao có tôm.
Đối với khâu vệ sinh ao tôm thương phẩm: Ngâm hố siphon của ao nuôi bằng Formol tỷ lệ 1L Formol + 50L nước, thực hiện phun đều khắp ao và vệ sinh dàn quạt, oxy,.. Mục đích làm hư hoại sợi cực của vi bào tử trùng EHP.
Ngăn chặn các vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào ao như chuột, cua, ba khía,….
Cách phòng EHP qua việc quản lý môi trường nước ao: Sử dụng men vi sinh Miro Pond, gói 227g/1.000 - 2.000m3 nước.
Giai đoạn nuôi tôm nếu thấy có dấu hiệu bị nhiễm hay nghi ngờ tôm bị nhiễm EHP, nên kiểm tra mẫu tế bào gan, ruột của tôm tại các phòng xét nghiệm bệnh tôm.
Cách điều trị khi tôm nhiễm vi bào tử trùng EHP
Như đã nói ở trên, EHP khi vào cơ thể tôm sẽ phóng ra 1 sợi cực để sinh sản và hút chất dinh dưỡng từ tôm. Một khi sợi cực bị hư hoại hay bị đứt thì nó sẽ không tự mọc lại được, điều này làm cho EHP chết sau vài tiếng hay vài ngày sau đó. Như vậy một trong những cách để diệt EHP là ta có thể cắt đứt sợi cực này.
Hiểu được cơ chế và tác động của EHP trên tôm nuôi, công ty Golden Crop đã thành công thực nghiệm nghiên cứu sản phẩm ADE PRO trên nhiều ao tôm đã bị nhiễm vi bào tử trùng. ADE PRO tác động làm hư hoại sợi cực của EHP, ngăn chặn sự sinh sản và lấy chất dinh dưỡng từ tôm của vi bào tử trùng. Tôm hết bệnh vẫn tăng trưởng về size lớn.
Trong phác đồ trên, sản phẩm chứa kháng thể K-WE có các dòng lợi khuẩn gây ra ức chế với nhóm hại khuẩn có ở trong tế bào gan và tế bào ruột của tôm.
Liệu trình thực hiện liên tục 10 ngày: trộn 2g ADE PRO +10g K-WE kết hợp xử lí ao nuôi bằng sản phẩm MB01 sát khuẩn để diệt khuẩn sợi (giá thể cho EHP xâm nhập vào tôm) liều 500 gram/1000m3 diệt vào ngày thứ 2 và thứ 7 trong chu trình vào lúc 10 giờ sáng. Kết quả cho thấy, sản phẩm đã khắc phục được tình trạng tôm chậm lớn và giúp tôm sinh trưởng phát triển bình thường cho đến hết vụ nuôi.
ADE PRO cắt đứt sợi cực của EHP
Ngoài ra, để phòng và ức chế vi bào tử trùng EHP ngay từ đầu vụ nuôi, bà con nên trộn 2g ADE PRO/kg thức ăn, cho ăn tất cả các cử trong ngày, liên tục trong suốt vụ nuôi.
ADE PRO có thể trộn chung được với tất cả các loại thuốc khác.
Trên đây là nguyên nhân và giải pháp giúp phòng và điều trị tôm bị nhiễm vi bào trùng EHP, bà con nên có sự chuẩn bị và thực hiện đồng bộ những biện pháp trên càng sớm càng tốt trước và trong quá trình nuôi tôm. Bà con hãy gọi đến hotline 0967 737 626 để gặp các chuyên gia của chúng tôi.
Chúc bà con vụ nuôi thành công.
Xem thêm