icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 18/03/2022

Xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những quy trình rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm, nếu không tạo điều kiện môi trường ao nuôi tốt nhất, tôm sẽ có đề kháng yếu, dễ mắc bệnh, hấp thu kém dẫn đến sinh trưởng và phát triển chậm. Để giúp bà con giải quyết được vấn đề này, hãy cùng công ty Golden Crop phân tích và đưa ra những giải pháp tổng thể để nắm bắt được những vấn đề xử lý nước trong ao nuôi tôm nhé.

1. Xử lý nước trước khi thả tôm

Khâu xử lý nước trước khi thả tôm là rất quan trọng vì chỉ cần bà con xử lý không đúng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến cả vụ nuôi, cách xử lý nước trước khi thả tôm phải theo một trình tự hợp lý thì tôm mới có thể hấp thu tốt và phát triển toàn diện, khoẻ mạnh.

Mục tiêu chúng ta cần xử lý nước trước khi thả tôm để:

- Loại bỏ các mầm bệnh gây hại còn sót lại ở vụ trước

- Xử lý mầm bệnh có sẵn từ nguồn nước được cấp vào ao nuôi

- Ngoài ra, việc xử lý nước trước khi thả tôm còn có công dụng là tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm lớn nhanh trong giai đoạn đầu, từ đó bà con sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận.

Cách xử lý nước trước khi thả tôm:

- Bước 1: Vệ sinh ao trước khi cấp nước: vệ sinh làm sạch bạt, vá bạt bị rách. Bà con tiến hành ngâm hố siphon 2 bước:

   + Bước 1: Ngâm TCCA 5kg/hố (2 ngày), kết hợp phun đều ao

   + Bước 2: Ngâm vôi đá nâng pH>12 (2 ngày)  

- Bước 2: Xử lý nước ở ao lắng thô

+ Giai đoạn tôm dưới 45 ngày: xử lý nước ở ao lắng thô bằng TCCA với liều lượng 30kg/1000m3 sau 3 ngày thành ao lắng sẵn sàng.

+ Giai đoạn tôm 45-75 ngày: xử lý nước ở ao lắng thô bằng TCCA với liều lượng 25kg/1000m3 sau 2 ngày thành ao lắng sẵn sàng.

+ Giai đoạn tôm trên 75 ngày: xử lý nước ở ao lắng thô bằng TCCA với liều lượng 20kg/1000m3 sau 1 ngày thành ao lắng sẵn sàng.

- Bước 3: cấp nước và gây màu nước ao trước khi thả tôm 3 ngày

+ Cấp nước đã được xử lý sạch vào ao nuôi (không còn TCCA tồn lưu)

+ Gây màu trà cho nước ao bằng cách ủ vi sinh POND CLEAR (ủ yếm khí hoặc sục khí)

gây màu nước ao nuôi tôm

Ủ sục khí liên tục trên 15 giờ sử dụng được cho 1000m3 nước ao: 1 gói vi sinh 227gr + 10kg mật đường + 150L nước ao đã diệt khuẩn, không còn tồn lưu hóa chất. Xả xuống ao 2 lần/ngày, ½ thùng vào lúc 8h sáng và ½ thùng vào lúc 2h chiều. Làm lặp lại liên tục 10 ngày đầu để gây màu trà và ổn định pH. Khi nước ao có màu trà và pH ổn định, ta chỉ cần xả vi sinh đã ủ vào lúc 8h sáng mỗi ngày.

Ủ yếm khí từ 24h đến 5 ngày là sử dụng tốt, liều sử dụng cho 1000m3 nước: 1 gói vi sinh 227gr + 10kg mật đường + 150L nước ao đã diệt khuẩn, không còn tồn lưu hóa chất. Xả xuống ao 2 lần/ngày, ½ thùng vào lúc 8h sáng và ½ thùng vào lúc 2h chiều. Lặp lại liên tục 10 ngày đầu để gây màu trà và ổn định pH. Khi nước ao có màu trà và pH ổn định, ta chỉ cần xả vi sinh đã ủ vào lúc 8h sáng mỗi ngày.

2. Xử lý nước trong quá trình nuôi tôm

Trong quá trình bà con nuôi tôm thì sẽ xuất hiện rất nhiều trường hợp tôm bị bệnh mà nguyên nhân xuất phát từ nguồn nước. Do đó, để tạo một môi trường sống tốt cho tôm, bà con cần lưu ý những điều sau:

* Nước ao nuôi tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan:

Khí độc trong ao tôm

Xuất hiện một lượng khí độc trong ao dẫn đến xuất hiện các bọt bong bóng lâu tan, gây ra thiếu oxi hòa tan trong ao. Khí độc hình thành từ các chất mùn bã hữu cơ tích tụ, ảnh hưởng xấu đến tôm. Nếu nồng độ khí độc từ 0,01- 0,02 ppm thì sẽ làm cho tôm bị nhiễm độc và dẫn đến rớt hàng loạt.

Các yếu tố môi trường như độ kiềm và độ pH trong ao không được đảm bảo có thể gây ra tảo tàn, dẫn đến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm từ đó xuất hiện nhiều bọt lâu tan khi chạy quạt nước. Nếu chúng ta không xử lý kịp thời thì tôm thẻ sẽ giảm ăn, hấp thu kém, dẫn đến đề kháng yếu, dễ mắc bệnh và rớt.

Cách xử lý:

Khi ao nuôi xuất hiện nhiều bọt trắng, bà con tiến hành kiểm tra xem trong ao có khí độc không. Nếu có thì sử dụng POND CLEAR kết hợp với YUCCA MAX để hấp thu khí độc và cấp cứu tôm nổi đầu, với liều lượng như sau: đầu tiên, bà con ủ sục khí POND CLEAR theo tỷ lệ 1 gói vi sinh + 5kg mật đường + 180L nước ao, sau 6-10h ủ, tiến hành cấp xuống ao, sau khi xả vi sinh được 15 phút, bà con cho tạt YUCCA với liều lượng 1L/1000m3 nước ao.

ủ men vi sinh gây màu nước ao tôm

Trong quá trình xử lý, bà con giảm lượng thức ăn của tôm lại so với mức bình thường xuống còn 50%, và tiếp tục như vậy cho đến khi ao hết khí độc thì bà con tăng lượng thức ăn trở lại như bình thường.

Các biện pháp phòng ngừa lâu dài cho trường hợp trong ao tôm có khí độc là bà con chỉ cho ăn vừa đủ, tránh trường hợp cho ăn thừa lâu ngày sẽ tích tụ gây ô nhiễm môi trường nước ao. Bên cạnh đó, bà con cần thường xuyên sử dụng men vi sinh sẽ giúp nước ao sạch sẽ, màu nước đẹp, ổn định và còn giúp giảm thiểu sự phát triển các mầm bệnh gây hại cho tôm. Tại các khu vực tích tụ chất thải bà con cần đặt nhá, vó để kiểm tra xem có tôm yếu không, nếu phát hiện có tôm yếu thì trộn bổ sung vitamin và khoáng vào thức ăn cho tôm giúp tôm khỏe lại. Để cung cấp oxy trong ao phải duy trì quạt khí hoạt động cả ngày.

* Nước ao tôm bị đục:

- Nguyên nhân do ao bị tảo xanh, lợn cợn từ thức ăn thừa tích lũy xuống nền đáy ao, do phân tôm, nền đáy ao dơ bẩn vì cải tạo không kĩ.

+ Các yếu tố thời tiết thất thường như nắng nóng hay mưa kéo dài cũng là nguyên nhân xuất hiện tảo xanh trong ao nuôi, mưa kéo dài sẽ làm giảm độ mặn trong ao nuôi tạo điều kiện cho tảo phát triển.

+ Ngoài ra, nước ao còn bị tảo xanh kèm theo lợn cợn do hoạt động của tôm và các sinh vật trong ao.

- Nguyên nhân do người nuôi gây ra:

+ Trong quá trình chuẩn bị ao nuôi, bà con không sên vét ao kĩ lưỡng, nước trong ao quá ít và quạt nước quá mạnh sẽ làm đục nước ao.  

+ Trước khi thả tôm, bà con thường bón vôi để tăng kiềm nhưng gặp phải vôi kém chất lượng, lẫn nhiều tạp chất làm nước ao bị đục.

+ Bên cạnh đó, lượng thức ăn thừa trong ao tích tụ lâu ngày thành các chất mùn bã khó phân hủy cũng làm cho nước ao nuôi tôm bị đục.

Biện pháp phòng ngừa:

Trong quá trình chuẩn bị ao nuôi, bà con cần tiến hành sên vét, đầm nén ao nuôi thật kĩ lưỡng trước khi cấp nước và thả tôm.

Vào mùa mưa nên phủ bạc quanh bờ ao để khắc phục được tình trạng bị đục nước.

Cần kết hợp lưới lọc bằng vải khi cấp nước vào ao để lọc được các chất lơ lửng ngăn không cho vào ao.

Chọn vôi chất lượng tốt và sử dụng với liều lượng hợp lý khi bón để hạn chế làm nước ao bị đục.

Nếu trên mặt nước ao xuất hiện tảo xanh thì bà con tiến hành vớt tảo. Kết hợp vi sinh POND CLEAR xử lý nền đáy, để phân hủy xác tảo làm sạch nước ao: Rải trực tiếp gói vi sinh xuống ao với liều lượng 227g/1.000-2.000m3 nước ao. Tăng cường quạt nước để cung cấp oxy đầy đủ cho tôm.

Trên đây là những thông tin kỹ thuật về quy trình xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng, Golden Crop hy vọng qua bài viết này đã giúp bà con phần nào nắm vững được các kỹ thuật trong quy trình xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng.

Mọi thông tin cần tư vấn hay muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0967 61 63 65 để được các chuyên viên kỹ thuật giải đáp trực tiếp.

Kính chúc bà con có vụ mùa bội thu!    

Tags : khí độc trong ao nuôi tôm, quản lý khí độc NO2 và NH3 trong ao tôm, Quy trình xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng, tảo độc trong ao tôm, xử lý nước trong ao nuôi tôm,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: