icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

4 nguyên nhân gây nhớt bạt, cách xử lý nhớt bạt cho ao nuôi tôm nhanh nhất

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 27/02/2023

Nếu nuôi tôm ao đất là phải chịu ảnh hưởng của phèn, kim loại nặng thì ao lót bạt cũng vất vả không kém với tình trạng nhớt bạt trong ao tôm. Khi bạt bị nhớt sẽ là nơi thuận lợi cho nấm và khuẩn hại có thể phát triển mạnh mẽ, sinh ra khí độc, gây thiếu hụt và cạn kiệt oxy trong ao nuôi. Ngoài ra, việc tôm cá tiếp xúc hoặc ăn phải sẽ dễ bị nhiễm các bệnh đường ruột và phụ bộ của tôm.

1. Nguyên nhân gây nhớt bạt trong ao tôm

Nguyên nhân gây nhớt bạt do thức ăn cho tôm bị dư thừa

Việc cho ăn là một trong những khâu quan trọng bật nhất trong quá trình nuôi tôm. Ở từng điều kiện, giai đoạn nuôi khác nhau sẽ có mức độ và chế độ cho ăn khác nhau. Chính vì thế, việc kiểm soát lượng cho ăn, tránh cho tôm ăn dư thừa là tiêu chí quyết định nhằm hạn chế việc tảo phát triển mất kiểm soát và gây ra nhớt bạt trong ao tôm.

Trộn thức ăn và cho tôm ăn

Trộn thức ăn và cho tôm ăn

Ao tôm bị nhớt bạt do mật độ tảo trong ao nuôi

Trong ao tôm thông thường sẽ có 5 ngành tảo chính, chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1 tảo có lợi cho tôm, không chứa độc tố, ít gây hiện tượng nở hoa gồm: Tảo lục, tảo khuê

Nhóm 2 tảo có hại cho tôm, gây hiện tượng nở hoa, lợn cợn, có nhiều chất độc gồm: Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt.

Tuy nhiên, khi việc kiểm soát mật độ tảo trong không thật sự chặt chẽ thì tảo có lợi hay tảo có hại cũng đều sẽ bị nở hoa (sụp tảo) và đây cũng là nguyên nhân gây nhớt bạt và cợn nước trong ao nuôi.

Tảo tàn trong ao tôm gây ra bọt dơ và cợn nước

Tảo tàn trong ao tôm gây ra bọt dơ và cợn nước

Chất thải của tôm cá là nguyên nhân gây nhớt bạt và khí độc trong ao nuôi

Quy trình chuyển hóa Nitrat

Quy trình chuyển hóa Nitrat

Nguyên nhân gây nhớt bạt do lạm dụng mật rỉ đường để gây màu nước hoặc cắt tảo

Mật rỉ đường vốn dĩ là mật mía cô đặc của quá trình làm đường cát, ngoài hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho tảo và vi sinh,.. trong mật rỉ đường còn chứa rất nhiều hại khuẩn và nấm hại. Khi dùng quá liều sẽ gây ra tình trạng “xanh tảo”, khuẩn hại tăng nhanh và làm nước ao tôm bị nhầy và gây nhớt bạt đáy. Cách xử lý là bà con nên cho ủ với men vi sinh hoặc thay đổi mật đường bằng đường cát hoặc đường chảy,.. Ngoài ra, bà con nên sử dụng những dòng men vi sinh xử lý nhớt bạt trực tiếp, không cần ủ để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.

Tảo xanh do dùng mật rỉ đường trực tiếp và ủ vi sinh lên men mạnh

Tảo xanh do dùng mật rỉ đường trực tiếp (bên trái) và ủ vi sinh lên men mạnh (bên phải)

 

3. Cách xử lý nhớt bạt trong ao nuôi tôm nhanh nhất

Trường hợp xử lý nhớt bạt cho ao tôm bị nhớt nặng (đi trơn té):

Bước 1. Phải chà đáy bạt và bờ bạt (Chạy quạt và siphon ra ngoài)

Bước 2. Treo vi sinh PRO4000X vào ao (có thể pha nước tạt hoặc bỏ trực tiếp vào trong sàn thăm tôm)

Liều lượng: 12 viên/1000m3 nước (thực hiện 3 ngày liên tục)

Thời gian: lúc 8h sáng

Dùng trực tiếp PRO4000X vào sàn thăm tôm và pha nước tạt

Dùng trực tiếp PRO4000X vào sàn thăm tôm (bên trái) và pha nước tạt (bên phải)

 

Trường hợp xử lý nhớt bạt cho ao bị nhớt nhẹ (đi chưa té):

Thực hiện: Treo vi sinh PRO4000X vào ao (có thể pha nước tạt bỏ trực tiếp vào trong sàn thăm tôm)

Liều lượng: 12viên/1000m3 nước (thực hiện 2 liên tục)

Thời gian: lúc 8h sáng

Men vi sinh PRO4000X chứa 60 tỷ lợi khuẩn - giúp xử lý nhớt bạt ao tôm nhanh chóng

Men vi sinh PRO4000X chứa 60 tỷ lợi khuẩn - giúp xử lý nhớt bạt ao tôm nhanh chóng

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: