icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

2 bước giúp gan tôm nâu đen vào mùa nắng nóng

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 13/03/2023

Hiện nay, thời tiết đã chuyển vào những ngày mùa nắng nóng. Tình trạng vàng gan trên tôm đang có dấu hiệu bùng phát trở lại trên khắp cả nước. Tôm bị vàng gan thông thường sẽ xoay quanh các tác nhân như: Yếu tố môi trường, việc sử dụng kháng sinh chưa đúng cách, cho tôm ăn quá tải, vấn đề khuẩn - ký sinh trùng, tảo độc và nấm gây bệnh cho tôm. Bên cạnh đó, hàm lượng kim loại nặng cao cũng là một trong tác nhân dẫn đến gan tôm bị vàng.

Phương pháp giúp gan tôm nâu đen, không bị vàng gan

Định kỳ kiểm tra  khuẩn gan và khuẩn ruột tôm, khuẩn nước và ký sinh trùng.

Vi khuẩn Parahaemolyticus là một loại vi khuẩn chuyên gây bệnh về gan trên tôm. Biểu hiện của bệnh này là tôm sẽ bị vàng gan, sưng gan và sau cùng là teo gan, trống ruột. Ngoài ra, các nhóm ký sinh trùng như Vermiform hay Gregarine cũng góp phần làm gan tôm suy yếu, tôm giảm hấp thu và tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn tấn công tôm.

Khuẩn ruột và ký sinh trùng trong tôm

Kiểm soát chế độ cho ăn và lượng thức ăn cho tôm tránh dư thừa, quá tải.

Cho tôm ăn nhiều và quá tải, khi tôm còn nhỏ hoặc trong quá trình điều trị bệnh sẽ gây vàng gan, sưng gan dẫn đến teo gan, từ quá trình tôm hấp thu và đào thải không kịp.

Duy trì độ pH trong ngưỡng thích hợp 7.5 - 7.9.

Độ pH là chỉ số quan trọng bậc nhất, khi pH giao động đột ngột sẽ làm tôm nuôi dễ bị sốc, thậm chí khi pH quá thấp tôm sẽ lột đồng loạt và không cứng vỏ. Trong khi pH cao sẽ làm tôm giảm ăn, gan tụy yếu và thuận lợi cho khuẩn hại phát triển.

Khuyến cáo chỉ nên dùng kháng sinh định kỳ và nên dùng thảo dược cho tôm mỗi ngày.

Thực tế trong quá trình nuôi, hầu hết ai cũng biết không kháng sinh, thuốc tây,.. sẽ nuôi tôm rất khó đạt hiệu quả, đặc biệt vào những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào, khi nào nên sử dụng, liều lượng ra sao,.. Đó là những điều bà con cần nên nắm chắc để tránh tình trạng kháng sinh bị lờn hoặc quá liều gây suy gan.

Giúp gan tôm nâu đen bằng việc sử dụng vi sinh hàng ngày để ổn định tảo.

Trường hợp nếu có tảo xanh, nên xử lý vi sinh để cắt tảo, tránh tảo tàn đồng loạt. Trong ao nuôi thông thường sẽ có 5 ngành tảo chính, chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1 tảo có lợi không chứa độc tố, ít gây hiện tượng nở hoa gồm: Tảo lục, tảo khuê

Nhóm 2 tảo có hại gây hiện tượng nở hoa, lợn cợn, có nhiều chất độc gồm: Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt.

Cơ chế làm gan tôm suy yếu diễn ra khi độc tố tảo, nấm xâm nhập vào tôm, gan tôm phải giải độc và bài trừ các độc tố, gây rối loạn chức năng và teo gan.

Gan tôm nâu đen và tôm khỏe, tế bào gan tôm phát triển mạnh

  Gan tôm nâu đen và tôm khỏe     Tế bào gan tôm phát triển mạnh

2 bước phối trộn thảo dược cho ăn giúp gan tôm nâu đen

Bước 1: Bổ sung thảo dược bổ gan LIVER GOLD cho tôm ăn mỗi ngày (không dưới 30%).

Thảo dược gan cho tôm

Bước 2: Định kỳ sau 4-5 ngày thực hiện xổ ký sinh trùng, đào thải khuẩn ruột cho tôm bằng thảo dược ONE GUT và kết hợp diệt khuẩn nước.

Thảo dược xổ ký sinh trùng cho tôm

Trên đây là 2 bước giúp gan tôm nâu đen vào mùa nắng nóng, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0967 61 63 65 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: