icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

QUY TRÌNH CHUẨN BỊ AO NUÔI TÔM

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 24/02/2022

Để chuẩn bị ao nuôi tôm hiệu quả thì cải tạo ao là bước rất quan trọng, vì bước này tác động đến kết quả của cả vụ tôm. Mục đích chính khi cải tạo ao là loại bỏ chất thải và vi sinh vật gây hại, tạo một môi trường nước tốt nhất cho tôm nuôi.

Quy trình cải tạo ao gồm các bước cơ bản như: tháo cạn nước, vét bùn, phơi nắng để các chất cặn bã dưới đáy ao tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bị phân hủy hoàn toàn. Sau đó là các bước ổn định môi trường của đáy ao và thực hiện các quy trình xử lý nước chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

1. Cải tạo ao

Cải tạo ao nuôi tôm

Nền đáy ao thường tích tụ một lượng chất thải lớn chưa được phân hủy hết và có màu đen sau mỗi vụ nuôi. Đầu tiên, bà con cần hút bớt bùn sang ao chứa và phơi cho khô, không nên xả bùn thải trực tiếp ra môi trường để tránh gây ô nhiễm các nguồn nước xung quanh. Để ao phơi khô sau khi đã rút cạn nước trong ao, xới nền đất lên phơi tiếp để chất thải còn sót lại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và phân hủy cho hết. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và tia cực tím từ mặt trời sẽ giúp tiêu diệt số lượng lớn sinh vật trong nền đáy ao. Phơi ao thời gian càng dài thì hiệu quả càng cao. Nếu còn nhiều lượng bùn thải, bà con có thể dùng máy ủi, ủi bỏ lớp đất đen bên trên của nền đáy. Số đất này nên được chuyển sang ao chứa riêng biệt ở cuối chiều gió trong khu nuôi hoặc đem chôn, để tránh gây nhiễm ngược trở lại ao nuôi.

Bùn ở đáy ao

Bà con nên sử dụng vôi trong quá trình cải tạo ao nuôi, tác dụng của vôi trong cải tạo ao: nâng pH, cải tạo đất phèn, cải thiện độ kiềm, độ cứng và tiêu diệt mầm bệnh của vụ nuôi trước. Vào một số trường hợp, vôi (dolomite) được dùng kết hợp với quạt nước để tạo độ đục tạm thời cho nước ao nuôi nếu tảo không phát triển. Trong mỗi loại vôi đều có tính chất riêng và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vôi nông nghiệp (CaCO3) được sử dụng nhiều trong cải tạo đáy ao vì giúp hỗ trợ hệ đệm, ổn định pH trong quá trình nuôi. Dùng vôi sống CaO hoặc vôi tôi Ca(OH)2 để diệt khuẩn hoặc nâng cao pH. Để xử lý nước trong vụ nuôi nên sử dụng vôi đen (dolomite). Cần trải vôi đều khắp mặt ao để đảm bảo tác dụng. Bà con chọn mua vôi của các công ty uy tín, có độ mịn cao, độ ẩm thấp và không lẫn tạp chất.

Đối với ao lót bạt, bà con sử dụng lại bạt của vụ nuôi trước, vệ sinh sạch sẽ bằng việc dùng vòi cao áp xịt rửa toàn bộ bề mặt bạt. Sau đó, tạt Clorine 5% toàn bộ bề mặt bạt và phơi 5 ngày tối thiểu trước khi cấp nước đã qua xử lý vào ao nuôi.

Vệ sinh bề mặt bạt nuôi tôm

2. Xử lý nước:

- Sau khi đã lấy nước vào ao, bà con tiến hành diệt tạp để loại trừ các loài địch hại, sinh vật trung gian mang mầm bệnh hoặc sinh vật cạnh tranh nơi ở, thức ăn với tôm nuôi. Nếu diệt tạp không tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm. Sức đề kháng của tôm suy yếu, dễ nhiễm các bệnh do virus gây ra như đốm trắng, Taura, đầu vàng, hoại tử cơ,.. người nuôi nên lựa chọn các chất có nguồn gốc hữu cơ để diệt tạp.

- Bước tiếp theo, bà con tiến hành diệt khuẩn và gây màu nước cho ao nuôi. Chúng ta chỉ có thể giảm số lượng của vi khuẩn xuống dưới mức có thể gây hại cho tôm mới thả, chứ không thể tiêu diệt toàn bộ chúng trong môi trường ao nuôi. Trong quá trình nuôi, môi trường ao nuôi dễ bị nhiễm khuẩn trở lại qua đường nước, không khí, con người hoặc các vật liệu tiếp xúc với ao. Bà con nên sử dụng TCCA để diệt khuẩn trong ao, ngâm hố siphon 2 bước:

    + Bước 1: Ngâm TCCA 5kg/hố (2 ngày), kết hợp phun đều ao

    + Bước 2: Ngâm vôi đá nâng pH>12 (2 ngày)

Phương pháp xử lý nước ở ao lắng thô:

     + Giai đoạn tôm dưới 45 ngày: ở ao lắng thô ngâm 30kg TCCA/ 1000m3, để sau 3 ngày, thành ao lắng sẵn sàng.

     + Giai đoạn tôm từ 45 - 75 ngày: ở ao lắng thô ngâm 25kg TCCA/ 1000m3, để sau 2 ngày, thành ao lắng sẵn sàng.

     + Giai đoạn tôm trên 75 ngày: ở ao lắng thô ngâm 20kg TCCA/ 1000m3, để sau 1 ngày, thành ao lắng sẵn sàng.

- Sau khi tiến hành diệt khuẩn xong, đến bước cấp nước và gây màu nước:

     + Cấp nước đã được xử lý sạch vào ao nuôi (không còn TCCA tồn lưu)

     + Gây màu trà, quản lý môi trường nước bằng cách ủ sục khí liên tục men vi sinh POND CLEAR từ 10 đến 24 giờ, sử dụng cho 1.000 đến 2.000m3 nước ao, nên duy trì ủ vi sinh và sử dụng mỗi ngày để kiểm soát tốt môi trường nước.

Men vi sinh cho ao tôm

Công thức ủ:

1 gói POND CLEAR (227g) + từ 2- 5kg mật đường + 100 lít nước ao

Trên đây là những thông tin về quy trình chuẩn bị ao nuôi tôm, Golden Crop Việt Nam hy vọng qua bài viết này đã giúp bà con phần nào nắm được các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi tôm. Mọi thắc mắc về các bước trong quy trình hay các sản phẩm trong bài, bà con vui lòng gọi đến Hotline 0967 616 365 để được các kỹ thuật viên trực tiếp giải đáp.

Kính chúc bà con có vụ mùa bội thu!

Tags : Bí quyết nuôi tôm, nuôi tôm công nghệ cao, Quy trình chuẩn bị ao nuôi tôm, tôm thẻ chân trắng,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: