icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

Phương pháp quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 21/10/2022

Giữ nhiệt độ ao nuôi ổn định là yếu tố quan trọng chi phối đến sự thành công của cả vụ tôm. Nhiệt độ biến động quá cao hay quá thấp đều tác động đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Vậy cách quản lý nhiệt độ trong ao nuôi như thế nào để tôm phát triển tốt, xin mời bà con theo dõi.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến ao nuôi tôm

Khi thời tiết nắng nóng, hàm lượng dinh dưỡng trong ao nhiều tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển đặc biệt là các loài tảo có hại sẽ tiết ra độc tố, khi tảo tàn sẽ gây thiếu oxy, ô nhiễm nước và có thể làm chết tôm.

Khi thời tiết nắng nóng làm nước bốc hơi và ao cạn hơn làm tăng độ mặn của nước, khi gặp những biến đổi trong môi trường nước đột ngột tôm sẽ khó thích nghi dẫn đến sức khỏe suy yếu và dễ nhiễm bệnh.

Khi nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ tối ưu, tôm sẽ tăng cường hô hấp để nhận thêm oxy, và tôm cũng ăn nhiều hơn. Tuy nhiên tôm không thể hấp thụ hết thức ăn như ở nhiệt độ thường nên gây lãng phí thức ăn.

Nhiệt độ cao cũng làm chất thải từ tôm bị phân hủy nhanh chóng, gây hiện tượng thiếu oxy cục bộ ở tầng đáy, đồng thời sinh ra khí H2S và nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu nhiệt độ quá cao (trên 320C), sẽ khiến tỉ lệ sống của tôm thấp vì chất lượng nước suy giảm và hàm lượng NH3 và NO2 cao.

Thời tiết nắng nóng tôm thường xảy ra hiện tượng cong thân đục cơ. Việc này do thói quen kiểm tra nhá (sàn) tôm quá thường xuyên vào lúc có nhiệt độ cao trong ngày.

Ngược lại, khi nhiệt độ thấp dẫn đến quá trình trao đổi chất của tôm giảm nên tôm ăn ít hơn. Khi nhiệt độ thấp hơn 200C tôm sẽ tăng trưởng kém hoặc thậm chí ngừng tăng trưởng.

Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm mùa mưa

Phương pháp quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm

Mưa xuống dẫn đến nước trong ao bị phân tầng nhiệt độ, giảm pH và nồng độ ion trong nước,... Để hạn chế tác động của mưa đến ao tôm cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước khi trời mưa nên rải vôi xung quanh bờ ao, vôi sẽ hòa tan vào ao khi trời mưa và hỗ trợ duy trì độ pH, độ cứng và hàm lượng ion hòa tan ổn định trong nước. Đối với ao bạt có thể đánh vôi trong mưa để hạn chế sự biến động của pH

Chạy quạt, sục khí liên tục để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ, oxy,…ngoài ra việc lắp đặt hệ thống ống rút nước tầng mặt cũng là biện pháp hiệu quả để tránh hiện tượng phân tầng và biến đổi môi trường do nước mưa

Nếu mưa kéo dài cần giảm lượng thức ăn ít nhất 30% và tiếp tục giảm nếu nhiệt độ giảm. Sau mưa có thể tăng dần lượng thức ăn dựa theo sự tăng nhiệt độ, vẫn phải đảm bảo pH và oxy hòa tan ổn định.

Nước mưa làm giảm độ mặn của nước đột ngột, nên trước khi mưa cần lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao.

Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm mùa lạnh

Thời tiết lạnh làm nhiệt độ ao giảm thấp sẽ giảm sức ăn của tôm. Vì vậy để cải thiện sức ăn và tốc độ phát triển của tôm người nuôi cần tăng cường chạy quạt và oxy đáy để tránh tình trạng phân tầng nhiệt độ, bên cạnh đó cũng cung cấp oxy đủ cho các tầng nước.

Cần kiểm soát lượng thức ăn chặt chẽ, mùa lạnh tôm ăn ít nên lượng thức ăn cũng cần phải điều chỉnh hợp lý để hạn chế dư thừa thức ăn, có thể ảnh hưởng đến môi trường nước và gây bệnh cho tôm.

Cần kiểm tra nhiệt độ nước hằng ngày, nếu nhiệt độ quá thấp thì bổ sung thêm vôi nóng để giúp cải thiện. Tuy nhiên cần cân bằng liều lượng để không ảnh hưởng đến pH và độ kiềm trong ao.

Trên đây là Phương pháp quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm, quý khách có thắc mắc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ 0967 61 63 65 để được tư vấn chi tiết.

Tags : kỹ thuật nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm công nghệ cao, quản lý nhiệt độ nước ao tôm, Quy trình xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm thẻ chân trắng, xử lý nước trong ao nuôi tôm,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: