icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

PHÒNG NGỪA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 31/12/2021

Đường ruột tôm là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể tôm. Ruột tôm do có cấu tạo đơn giản nên rất dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Các bệnh đường ruột trên tôm phổ biến như: phân trắng, ruột đứt khúc, ruột lỏng, viêm đường ruột,…khi người nuôi gặp phải những bệnh này làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, lợi nhuận. Việc hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra được giải pháp để phòng và trị bệnh hiệu quả sẽ góp phần giúp vụ nuôi thành công.

Nguyên nhân gây ra các bệnh đường ruột trên tôm.

ruột tôm bị nhiễm khuẩn

Ruột tôm bị nhiễm khuẩn

Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh về đường ruột như:

Do tảo độc: Việc quản lý chất lượng nước ao không tốt dễ dẫn đến sự phát triển của các loài tảo lam, tảo mắt, tảo giáp, đây là những loại tảo thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan, ruột tôm. Tôm ăn phải các loại tảo độc, chúng sẽ tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.

Do thức ăn: Khi không chú ý đến thời hạn sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách, thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố…vô tình cho tôm ăn phải loại thức ăn này sẽ làm tôm bị nhiễm bệnh đường ruột. Hoặc khi cho ăn còn những hạt thức ăn dính trên bạt, cầu nhá,...lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nếu rơi xuống tôm ăn phải sẽ dễ nhiễm bệnh.

Do điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, mưa hoặc nắng nóng kéo dài, dễ phát sinh mầm bệnh, làm tôm ăn yếu, bỏ ăn, gây ảnh hưởng đến ruột tôm.

Và nguyên nhân chính gây bệnh đường ruột, ảnh hưởng rất nghiêm trong đến sức khỏe tôm là do vi khuẩn Vibrio. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột tôm, chúng sẽ bám dính vào tế bào niêm mạc ruột, vi khuẩn nhân lên và tiết ra độc tố phá hủy thành ruột, làm cho thành ruột bị viêm, tổn thương nghiêm trọng, suy giảm chức năng hoạt động của ruột.

Do sinh trùng Gregarine và Vermiform. Khi kí sinh trong ruột tôm gây tổn thương niêm mạc ruột giữa, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập hoại tử thành ruột tôm tạo nên màu vàng nhạt trên thành ruột.

tôm bị ký sinh trùng

Tôm bị ký sinh trùng

Khi tôm bị bệnh đường ruột sẽ có biểu hiện như thế nào?

- Do ruột tôm nằm trên phần lưng nên có thể quan sát bằng mắt thường để kiểm tra tình trạng tôm:

+ Tôm bắt đầu giảm ăn, khi nặng sẽ bỏ ăn.

+ Đường ruột bị đứt từng đoạn, bị xoắn, mờ đục hoặc trong đường ruột không có thức ăn. 

+ Tôm lỏng ruột: thức ăn trong đường ruột không cố định, chuyển động khi bóp nhẹ vào thân tôm.

+ Khi thăm nhá, có thể quan sát thấy phân tôm dễ bị nát, không thẳng, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.

+ Trường hợp nặng hơn: Đỏ đường ruột hoặc phân trắng, tôm không hấp thu tối đa thức ăn, không khắc phục kịp thời gây thiệt hại về kinh tế.

- Bà con có thể đem tôm đến các phòng xét nghiệm gần nhất để kiểm tra, xác định đúng tác nhân gây bệnh là do nấm mốc, kí sinh hay bị nhiễm khuẩn Vibrio…và theo dõi biến động các chỉ tiêu môi trường để có cách điều trị phù hợp.

tôm bị bệnh đường ruột

Tôm bị bệnh đường ruột

Biện pháp phòng ngừa tôm bị bệnh đường ruột

Tôm có đường ruột khỏe mạnh thì mới hấp thu và tiêu hóa tốt. Khi không quản lý tốt tôm bị nhiễm bệnh thì việc điều trị trở nên khó khăn. Chính vì vậy, thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa sẽ đảm bảo an toàn và tăng tỉ lệ thành công cho vụ nuôi.

-  Ngăn ngừa sự phát triển của khuẩn Vibrio:

+ Quản lý lượng thức ăn theo nhu cầu của từng giai đoạn tôm, khi môi trường biến động thì cân chỉnh cho thích hợp. Quản lý đáy ao sạch, tiến hành siphong thường xuyên (tối thiểu 2 lần/ngày đối với tôm lớn) loại bỏ thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ và xác tôm.

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học, để duy trì chất lượng nước, màu nước, phân hủy các chất hữu cơ, cặn bã, thức ăn dư thừa trong ao nuôi. Việc bổ sung các dòng vi khuẩn có lợi giúp ngăn chặn, lấn át sự phát triển của vi khuẩn có hại và cả nấm gây hại.

- Trộn men tiêu hóa cùng với thức ăn để bổ sung trực tiếp lợi khuẩn vào đường ruột. Giúp giảm nguy cơ tôm bị nhiễm bệnh, cân bằng tiêu hóa, tôm hấp thu tốt và nhanh lớn.

- Định kỳ sử dụng diệt khuẩn để loại bỏ nấm mốc, ký sinh trùng.

- Để giúp tôm tăng sức đề kháng cũng như tăng khả năng hấp thu, cần bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.

- Bảo quản tốt thức ăn và kiểm tra thời hạn sử dụng, độ ẩm và nấm mốc trước khi cho ăn.

Bà con có thể tham khảo dòng vi sinh POND CLEAR và men tiêu hóa BIO GOLD của công ty Golden Crop. Sản phẩm đã và đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ và tin tưởng về chất lượng của quý khách hàng vì đáp ứng được nhu cầu cho người nuôi.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh đường ruột trên tôm, hi vọng sẽ giúp bà con có thêm những kiến thức bổ ích để thực hiện một vụ mùa bội thu.

Để được tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật nuôi tôm, quý bà con hãy gọi đến hotline 0967 61 63 65, đội ngũ kỹ sư Golden Crop luôn luôn đồng hành cùng bà con trên mọi ao nuôi!

Tags : bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng, nguyên nhân bệnh đường ruột trên tôm, phòng bệnh đường ruột trên tôm, ruột tôm bị đứt khúc, tảo độc trong ao tôm, tôm bị ký sinh trùng, tôm bị phân trắng, tôm bị viêm đường ruột, trị bệnh đường ruột trên tôm, vi khuẩn Vibrio,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: