icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

Nguyên tắc chọn tôm giống và những điều cần lưu ý để tăng tỉ lệ sống

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 17/11/2022

1. Nguyên tắc chọn tôm giống

  • Chọn tôm giống từ các doanh nghiệp sản xuất con giống có danh tiếng, uy tín.
  • Biết được nguồn gốc tôm bố mẹ
  • Có giấy chứng nhận kiểm dịch (Cục Thú y và Doanh nghiệp): chứng minh tôm giống khỏe mạnh và không có dịch bệnh
  • Cách chọn tôm giống
    • Bằng phương pháp cảm quan:
      • Chọn con giống có kích thước đồng đều
      • Tôm thẻ có chiều dài trên 10mm
      • Tôm giống linh hoạt, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, vỏ mỏng, đầu thân cân đối, đuôi tôm xòe
      • Kiểm tra tính bơi ngược của tôm: cho tôm vào dụng cụ chứa, khuấy 1 chiều, rồi quan sát tôm bơi, nếu tôm bơi không theo dòng nước, bám vào thành hoặc đáy thì tôm khỏe, còn nếu tôm yếu sẽ bơi theo dòng nước
      • Ngoài ra, kiểm tra bằng cách gõ nhẹ vào thành dụng cụ chứa tôm, nếu tôm phản ứng nhanh nhẹn thì đó là nguồn tôm giống khỏe. Ngược lại tôm lờ đờ, không phản ứng thì đó là nguồn tôm không khỏe
    • Bằng phương pháp quan sát qua kính hiển vi, nếu đạt các chỉ tiêu dưới đây thì chúng là nguồn tôm tốt
      • Hình thái
        • Tôm có kích thước tương ứng với tuổi tôm. Chẳng hạn PL10 phải có kích thước lớn hơn 9mm
        • Vỏ tôm sạch bóng, không bị bám bẩn
        • Không bị dị tật như cụt râu, cong thân,…(tỉ lệ tôm bị dị hình dưới 1%)
      • Đường ruột
        • Đường ruột to, thẳng đều từ trên xuống
        • Ruột luôn đầy thức ăn (quan sát ngay tại trại giống hoặc sau khi cho ăn trong bể thuần tôm)
        • Ruột tôm co bóp mạnh và đều
      • Tôm PL không có bộ phận nào mà trên cơ thể bị hoại tử
    • Bằng phương pháp PCR: gửi mẫu tôm giống đến các trung tâm bệnh học thủy sản để làm xét nghiệm. Kiểm tra các chỉ tiêu như MBV, WSSV, YHV, HPV, TSV, IHHNV, NHP, AHPND, EHP đều cho kết quả âm tính và không nhiễm khuẩn Vibrio phát sáng.
    • Bằng phương pháp gây sốc
      • Gây sốc bằng cách hạ độ mặn đột ngột
      • Gây sốc nhiệt độ
      • Gây sốc bằng Formalin

2. Những điều cần lưu ý để tăng tỉ lệ sống

  • Chuẩn bị môi trường nuôi: tạo môi trường nuôi thích hợp và hạn chế các tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm. theo dõi các thông tin quan trắc, cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực trước khi tiến hành thả giống.

Cần đảm bảo các yếu tố môi trường nước, ở ngưỡng cho phép: 

    • Độ mặn: 10 -20%
    • Độ trong 30 – 35cm
    • Độ sâu 1,2 – 1,5 m
    • Oxy hòa tan > 5 mg/L
    • pH 7.5 – 7.8, biến động sáng chiều không quá 0.5
    • không có khí độc H2S, NO2, NH3

Sử dụng các dòng men vi sinh để gây màu trà cho nước ao nuôi như Pond Clear hoặc Bacter Plus

  • Cách thả tôm giống
    • Trước khi thả giống:
      • Trước khi thả tôm cần báo cho trại giống độ mặn của ao nuôi trước 2 - 3 ngày để điều chỉnh độ mặn, độ pH. Khống chế sự chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi và độ mặn trong bể giống không quá 5‰.
      • Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8 – 12 giờ để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao sau đó tắt quạt và tiến hành thả tôm giống.
    • Trong khi thả giống
      • Thả tôm giống vào những ngày nắng nhẹ, tránh ngày mưa hoặc gió mùa,
      • Thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh làm tôm bị sốc. Thả tôm ở đầu gió để tôm dễ phân tán khắp ao.
      • Cho túi chứa tôm xuống ao ngâm trong 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ giữa túi chứa tôm và nhiệt độ môi trường ao nuôi.
      • Sau khi túi giống đã cân bằng nhiệt độ, mở bao cho tôm bơi ra từ từ. Nên thả giống cách bờ khoảng 2 – 3m, thả nhiều điểm nhằm tạo sự phân tán đều trong ao.
      • Trước khi thả bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin giúp tôm chống sốc, tăng cường sức khỏe
  • Quản lý việc cho ăn
    • Sau khi thả 2 – 4 giờ, cần cho tôm ăn ngay. Trong 10 ngày đầu, cho tôm ăn cám công nghiệp dạng bột mịn.
    • Thức ăn cần trộn vào nước, tạt xuống ao và tắt bớt quạt khi cho ăn.
    • Kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, NO2, H2S, NH3,…thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.
    • Sau khi thả giống được 10 ngày, có thể sử dụng vi sinh Pond Clear hoặc Bacter Plus xả xuống ao giúp phân hủy thức ăn thừa, làm sạch nước, chuyển hóa khí độc, ổn định môi trường.
    • Nên kiểm soát chặt chẽ việc cho ăn khi gặp một số tình huống như có mưa, tảo phát triển mạnh đặc biệt là các loài tảo độc, tôm đang lột xác, tảo tàn, oxy thấp và tôm nổi đầu vào buổi sáng, khí độc vượt ngưỡng cho phép, thời tiết thay đổi đột ngột,…thì giảm lượng thức ăn cho phù hợp với tình hình thực tế.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: