icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

Nguyên nhân và hướng xử lý khi tôm bỏ ăn

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 10/11/2022

Trong suốt quá trình nuôi, quản lý việc cho tôm ăn rất quan trọng, khi tôm bỏ ăn, giảm ăn thì rất có thể chúng đã nhiễm bệnh hoặc các yếu tố môi trường trong ao biến động. Vậy nguyên nhân và hướng xử lý khi tôm bỏ ăn như thế nào, mời bà con cùng theo dõi.

Các nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn

Tôm bỏ ăn là do hàm lượng oxy hòa tan trong nước không đảm bảo do hệ thống quạt nước, sục khí, tảo tàn,… dẫn đến tình trạng tôm giảm ăn, thậm chí bỏ ăn hoàn toàn nếu hàm lượng oxy hòa tan <2ppm.

Thông thường nhiệt độ ao nuôi quá thấp hoặc tăng cao đột ngột sẽ khiến tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn.

Tôm bỏ ăn do mắc các bệnh về gan như teo gan, bệnh đường ruột, phân trắng hoặc bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Khí độc trong ao nuôi tích tụ lại như NH3, H2S, NO2 các loại khí này sẽ làm tôm giảm ăn, bỏ ăn, chậm lớn,…khí độc trong ao tăng cao vượt ngưỡng cho phép sẽ làm tôm bị nổi đầu, kéo đàn và bơi tấp mé bờ.

Tôm bỏ ăn có thể do thức ăn kém chất lượng hoặc bảo quản thức ăn không đúng cách làm thức ăn ẩm mốc dẫn đến không kích thích tôm bắt mồi.

Bên cạnh đó còn các yếu tố khác như tôm lột xác đồng loạt, ao nuôi thiếu khoáng cũng sẽ làm tôm giảm ăn, dẫn đến bỏ ăn.

Hướng xử lý khi tôm bỏ ăn

Tăng cường chạy quạt, sục khí để cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan.

Cân bằng nhiệt độ ở mức thích hợp từ 28 – 30oC cho tôm hoạt động và phát triển bình thường. Khi nhiệt độ giảm hoặc tăng cao thì sử dụng các biện pháp như tăng cường chạy quạt, sục khí, thay nước để tránh phân tầng và ổn định nhiệt độ.

Giảm lượng thức ăn tránh để dư thừa, thay nước, xi phông để loại bỏ chất thải, cặn bả dưới đáy ao, hạn chế khí độc tích tụ quá cao. Nếu khí độc quá cao thì tiến hành cấp cứu bằng YUCCA MAX kết hợp dùng POND CLEAR

Khống chế khí độc trong ao nuôi tôm

Lựa chọn những loại thức ăn có rõ nguồn gốc, có kích thước, màu sắc và hình dạng đồng đều, bề ngoài mịn, mùi thơm hấp dẫn, lâu tan trong nước và đặc biệt phải kích thích tôm bắt mồi.

Thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh POND CLEAR để quản lý môi trường nước ao, giảm xác tảo và phân hủy xác tảo tàn, giảm lượng khí độc, giảm mầm bệnh.

Men vi sinh cắt tảo xanh, gây màu trà cho ao nuôi tôm

Cần phải ổn định các yếu tố môi trường trước vì chúng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của tôm và làm tôm dễ bị nhiễm bệnh. Nếu các yếu tố môi trường ổn định, tôm vẫn bỏ ăn thì tốt nhất nên kiểm tra PCR để phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp tôm bỏ ăn do bệnh thì không thể trị được, vì bỏ ăn là dấu hiệu cuối cùng cho thấy tôm bị nhiễm bệnh quá nặng.

Trên đây là nguyên nhân và hướng xử lý khi tôm bỏ ăn, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0967 61 63 65 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!

Tags : bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng, kỹ thuật nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm công nghệ cao, phòng bệnh đường ruột trên tôm, ruột tôm bị đứt khúc, tôm bị viêm đường ruột, Tôm bỏ ăn, tôm thẻ chân trắng, trị bệnh đường ruột trên tôm, Trị tôm bị trống ruột,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: