icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

KHOÁNG - THÀNH PHẦN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG AO NUÔI TÔM

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 24/06/2022

Nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đã và đang phát triển rộng rãi ở nước ta đem lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Tuy nhiên nuôi tôm với mật độ cao dễ gây thiếu dinh dưỡng, vitamin, khoáng nếu không bổ sung hợp lý. Qua đó gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và tăng trưởng của tôm. Vậy khoáng có tầm quan trọng như thế nào trong ao nuôi và ảnh hưởng ra sao khi tôm thiếu khoáng? Cách bổ sung khoáng như thế nào để tôm phát triển tốt? Chúng ta hãy tìm hiểu cùng nhau nhé!

VAI TRÒ CỦA KHOÁNG TRONG AO NUÔI TÔM

Khoáng chất trong ao bao gồm nhiều loại khác nhau được chia làm 2 nhóm: khoáng đa lượng và khoáng vi lượng có vai trò và chức năng riêng.

Khoáng đa lượng gồm có Canxi (Ca), Magie (Mg), Chloride (Cl), Photpho (P), Kali (K), và Lưu huỳnh (S) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo vỏ cho tôm.

Lớp vỏ chitin của tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3, với một lượng ít Mg, P, S. Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước hoặc nguồn bổ sung từ bên ngoài (khoáng cho ăn, khoáng tạt). Đối với tôm nuôi ở độ mặn cao, hàm lượng Ca, Mg, K cao đáp ứng được cho quá trình lột xác của tôm. Tuy nhiên đối với tôm nuôi mật độ dày và nơi có độ mặn thấp cần bổ sung định kỳ để giúp tôm tăng trưởng và phát triển. Tỷ lệ Ca, Mg, K trong ao nuôi tương ứng như sau: Na:K là 28:1, Mg và Ca là 3.1:1

Ngoài ra khoáng đa lượng còn đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể (K), điều hòa áp suất thẩm thấu, là chất chống đông máu (Ca), giúp cân bằng trong và ngoài tế bào trong việc trao đổi protein và lipid (Mg) qua đó giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt.

tôm bị cong thân đục cơ do thiếu khoáng

Khoáng vi lượng gồm 16 loại: Nhôm (Al), Asen (As), Coban (Co), Chrom (Cr), Đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Selen (Se), Silic (Si), Niken (Ni), Thiếc (Sn), Vanadi (V) và Kẽm (Zn) đóng vai trò trong việc trao đổi chất giữa các tế bào, hình thành cấu trúc xương.

Ngoài ra khoáng vi lượng còn có chức năng cân bằng axit-bazơ, giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, hạn chế các bệnh truyền nhiễm và loại bỏ stress. Khoáng vi lượng đóng vai trò quan trọng của kích thích tố (hormone), là chất hoạt hóa của một loạt các enzyme. Cụ thể như Fe cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin, myoglobin và tham gia vào quá trình oxy hóa lipid. Kẽm (Zn) đóng vài trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, protein, carbohydrate, hoạt động của kích thích tố và chữa lành vết thương. Mangan (Mn) có chức năng hình thành cấu trúc xương và là chất hoạt hóa enzyme. Selenium (Se) có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác động có hại của peroxit, hoạt động cùng với vitamin E như chất chống oxy hóa sinh học, bảo vệ phospholipid không bị bão hòa trong màng tế bào dưới ảnh hưởng của peroxy hóa. Iodine (I-ốt) đóng vai trò điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều hòa nhiệt độ, chuyển hóa vật chất, sinh sản và tăng trưởng.

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOÁNG

- Tôm bị thiếu khoáng sẽ dẫn đến các tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, biếng ăn, hoạt động kém thậm chí chết nếu tình trạng kéo dài.

- Thiếu khoáng cũng là một trong những nguyên nhân gây tôm bị cong thân đục cơ, tôm khó lột hay lột dính vỏ và không cứng vỏ được.

- Hơn thế nữa khoáng thiếu sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể, tôm chậm phát triển, sức đề kháng yếu dễ nhiễm bệnh và dị hình.

tôm bị rớt cục thịt do thiếu khoáng

PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG KHOÁNG TRONG AO NUÔI

Bổ sung định kỳ bằng cách cho ăn và tạt trực tiếp vào ao

Đối với cho ăn: sử dụng VITARAL trộn vào thức ăn với liều 10ml/kg thức ăn 2-3 cử trong ngày trong suốt vụ nuôi.

Đối với tạt ao: sử dụng GOLD MIX (1kg/2000-3000m3), hoặc AZOMIX (10kg/5.000 - 10.000 m3) 3 - 4 ngày/lần trong suốt vụ tôm.

Bổ sung khoáng trong trường hợp sang ao hoặc xuất bán:

Cho ăn: trộn VITARAL 10ml/kg thức ăn cho ăn 50% lượng thức ăn trong ngày cho đến khi sang ao hoặc xuất bán, cho ăn trước khi sang tôm 5 ngày và sau khi sang tôm 5 ngày.

Tạt sang ao: sử dụng trước khi sang ao 2-3 ngày GOLD MIX 1 kg/1000m3 hoặc VITARAL 1 lít/ 500-1000m3 và sau khi sang ao tạt liên tục 1-2 ngày liều như trên.

Tạt xuất bán 10kg AZOMIX/1.000m3 vào lúc 10 giờ tối và lặp lại lúc 6 giờ sáng hôm sau.

Bổ sung khoáng trong trường hợp tôm bị cong thân, đục cơ

Cho ăn: trộn VITARAL 15ml /kg thức ăn, cho ăn các cử trong ngày, đến khi tôm hết bệnh.

Kết hợp tạt điều trị cong thân, đục cơ: Tạt GOLD MIX 1kg/1000m3

Cấp cứu tôm lờ đờ, tấp mé stress do thời tiết thay đổi, phân đàn

VITARAL 1 lít/ 500-1000m3 hoặc GOLD MIX 1 kg/1000m3

Đối với ao nuôi có độ mặn thấp

Đối với ao tôm có độ mặn thấp dưới 15‰, sử dụng 10kg AZOMIX/3.000 - 5.000m3 hoặc dùng 1kg GOLD MIX /2.000-3.000m3 tạt mỗi ngày trong suốt vụ nuôi.

màu sắc tôm bóng đẹp, chắc thịt nặng ký

Qua bài viết này hi vọng giúp bà con hiểu được tầm quan trọng của khoáng chất trong ao nuôi tôm cũng như nắm được phương pháp, cách thức bổ sung khoáng trong ao cho hợp lý. Giúp tôm tăng trưởng phát triển và phòng tránh các bệnh về thiếu khoáng. Mọi chi tiết về sản phẩm khoáng ăn và khoáng tạt ao quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0967 61 63 65 để được hỗ trợ và tư vấn.

Tags : khoáng cho tôm, kỹ thuật nuôi tôm công nghệ cao, tôm bị rớt cục thịt, tôm bị rớt cục thịt do thiếu khoáng, tôm bị thiếu khoáng, tôm thẻ chân trắng,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: