icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

HOẠI TỬ CƠ (IMNV), NỖI LO CỦA NGƯỜI NUÔI TÔM

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 04/07/2022

Tôm thẻ chân trắng là một trong những loài được nuôi phổ biến và mang lại giá trị kinh tế cao ở nước ta. Tôm nuôi ngắn ngày, tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi tôm. Tuy nhiên, dịch bệnh trong nuôi tôm đang là nỗi lo và vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Bên cạnh các bệnh về gan tụy, phân trắng, đốm trắng…thì hoại tử cơ là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi với tỷ lệ chết cao và chưa có thuốc đặc trị. Vậy hoại tử cơ nguyên nhân do đâu? Biểu hiện khi tôm nhiễm bệnh như thế nào? Phương pháp phòng và điều trị ra sao? Xin mời bà con cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh hoại tử cơ ở tôm (IMNV: Infectious myonecrosis virus)

Hoại tử cơ ở tôm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus (Infectious myonecrosis virus) có vật chất di truyền là chuỗi kép RNA, với kích thước 7.560bp và cấu trúc không có lớp màng bao, gây chết lên tới 70%. Bệnh được phát hiện đầu tiên trên tôm thẻ ở Brazil vào năm 2002 và lan rộng ra các nước Châu Á.

Biểu hiện của bệnh hoại tử cơ thường xuất hiện những đốm trắng đục ở phần đuôi, bụng tôm, và khi chết ở những đốm hoại tử đó xuất hiện màu đỏ. Tôm mới nhiễm chết rải rác, đột ngột và lan rộng ra sau đó. Bệnh có khả năng lây lan và truyền nhiễm nhanh qua môi trường nước, do tôm khỏe ăn tôm bệnh hay lây từ tôm giống bố mẹ bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó bệnh hoại tử cơ có biểu hiện giống với một số bệnh khác gây ra bởi ao tôm bị thiếu oxy, mật độ tôm quá dày, thay đổi nhiệt độ đột ngột gây sốc tôm, làm tôm cong thân đục cơ và bệnh trắng đuôi do virus Penaeus vannamei novavirus – PvNV gây ra trên tôm. Do đó cần lưu ý để xác định đúng bệnh và đưa ra phương pháp phòng và điều trị hợp lý.

Phương pháp phòng trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ

  • Cải tạo và xử lý kỹ ao nuôi, nguồn nước trước khi bắt đầu vụ mới.
  • Chọn giống phải sạch bệnh và kiểm tra nguồn giống trước khi thả (lấy mẫu kiểm tra PCR).
  • Ổn định môi trường ao nuôi, chú ý đến mật độ nuôi, nhiệt độ, nồng độ muối, pH, lượng thức ăn trong ao.

Quy trình phòng ngừa tôm hoại tử cơ:

  • 30% thảo dược xổ ký sinh trùng One Gut 5ml/kg thức ăn.
  • 30% Vitaral (15ml/kg thức ăn) và 40% Beta Gold (10g/kg thức ăn).
  • Kết hợp diệt khuẩn sử dụng Vikon Gold (1 lít/1000m3) 2 ngày liên tục.

Ngoài những biểu hiện lâm sàng bên ngoài bà con có thể đem mẫu xét nghiệm PCR để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, xử lý nhanh, giảm thiệt hại cho ao nuôi. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bà con hiểu hơn về bệnh hoại tử cơ trên tôm, giúp bà con phòng trị bệnh hiệu quả.

Mọi chi tiết về các sản phẩm phòng trị bệnh hoại tử cơ bà con vui lòng liên hệ Hotline 0967 61 63 65 để được tư vấn và hỗ trợ.

Tags : IMNV, tôm bị hoại tử cơ, tôm thẻ chân trắng,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: