icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

CÁCH QUẢN LÝ TẢO TRONG AO NUÔI TÔM

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 31/12/2021

Trong ao nuôi tôm, tảo là một mắc xích quan trọng của chuỗi thức ăn tự nhiên, là bộ lọc sinh học và giúp ổn định các chỉ tiêu môi trường. Tuy nhiên, hàm lượng muối dinh dưỡng trong quá trình nuôi tôm thường tăng dần từ giữa vụ đến cuối vụ, tạo điều kiện cho các loài tảo độc như tảo lam, tảo giáp và tảo mắt phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe tôm. Do đó, việc nắm rõ cách quản lý môi trường thích hợp để giữ các loài có lợi như tảo lục và tảo silic phát triển ổn định trong suốt quá trình nuôi là chìa khóa giúp bà con nuôi tôm thành công.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao tôm.

ao tôm bị tảo độc (và khí độc)

Ao tôm bị tảo độc (và khí độc)

Yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển đó chính là thành phần Nitơ (N) và Phospho (P) và tỉ lệ cần thiết là N:P = 7:1. Thông qua quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra trong ao tôm, hàm lượng Nitơ và Phospho sẽ gia tăng. Trong thức ăn tôm đều có sự xuất hiện của 2 thành phần này, do đó khi cho ăn việc quản lý thức ăn không tốt dẫn đến dư thừa hoặc lượng chất thải trong ao nhiều làm tảo phát triển dày đặc, dễ gây thiếu oxy vào ban đêm và sáng sớm, làm pH biến động lớn trong ngày và một số loại tảo sẽ tiết độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Các loại tảo thường gặp trong ao nuôi tôm.

Tỉ lệ N:P là một trong những yếu tố quyết định thành phần loài tảo nào phát triển ưu thế:

+ Tảo khuê có thể phát triển tốt khi hàm lượng N:P lớn hơn 15:1, có nghĩa là hàm lượng dinh dưỡng trong ao nuôi ở mức thấp. Tảo khuê ở dạng đơn bào sẽ có lợi, còn khi ở dạng đa bào, chuỗi hoặc xoắn thì dễ gây vướng vào mang tôm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

+ Tảo lục thường phát triển tốt khi có hàm lượng dinh dưỡng mức trung bình, điều kiện lý tưởng cho nhóm ngành này phát triển bền vững là tỉ lệ N:P dao động khoảng 7-14:1. Đây là loài tảo có kích cỡ nhỏ, không có tính độc và không gây mùi hôi cho tôm.

+ Tảo lam thường phát triển mạnh ở những ao nuôi có tỉ lệ N:P từ 3-5:1, khi hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước cao. Thường vào giữa và cuối vụ nuôi nếu không quản lý tốt môi trường, tảo lam phát triển mạnh sẽ gây thiếu oxy vào ban đêm, ngoài ra còn tiết độc tố gây bệnh cho tôm nếu ăn phải. Ảnh hưởng của thời tiết thay đổi thất thường như nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài cũng là điều kiện cho tảo quang hợp mạnh, phát triển nhanh, gây biến động pH trong ngày.

các loại tảo trong ao nuôi tôm

Các mẫu tảo trong ao tôm

+ Tảo mắt thường xuất hiện khi môi trường nước bị nhiễm bẩn hữu cơ, ao nuôi có hàm lượng chất thải, mùn bã hữu cơ cao, nền đáy ô nhiễm. Ở điều kiện thuận lợi, tảo mắt sinh khối rất nhanh, dễ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan, làm nước bị nhờn.

+ Tảo giáp thường xuất hiện ở vùng nước mặn, còn ở nước ngọt chiếm ít hơn khoảng 10%. Ao nuôi có nền đáy bị nhiễm bẩn nặng, hàm lượng khoáng đa vi lượng trong quá trình nuôi bị mất cân bằng hoặc từ nguồn nước cấp vào bị ô nhiễm là các nguyên nhân dẫn đến tảo giáp chiếm ưu thế. Khi tôm ăn phải sẽ gây khó tiêu do loài tảo này có vách tế bào cứng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đường ruột bị tắt nghẽn hoặc đứt khúc.

Vậy làm thế nào để quản lý tảo trong ao nuôi tôm?

Tảo muốn phát triển sẽ hấp thu chất dinh dưỡng dạng vô cơ từ môi trường nước và cần ánh sáng mặt trời để quang hợp. Tuy nhiên, muốn quản lý yếu tố thời tiết triệt để thì sẽ rất khó. Một số biện pháp được áp dụng hiện nay là che lưới lan và hệ thống nhà kính, nhưng mức chi phí cho việc đầu tư xây dựng này sẽ tốn kinh phí cao. Do đó, giải pháp cần ưu tiên nhiều hơn là việc quản lý chặt chẽ dinh dưỡng trong ao nuôi:

+ Căn chỉnh lượng thức ăn phù hợp tùy vào giai đoạn tôm, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe tôm để tăng giảm cho phù hợp, tránh lãng phí và dư thừa thức ăn trong ao nuôi.

+ Thay nước ao nuôi thường xuyên, kết hợp siphong loại bỏ chất thải phân tôm, thức ăn thừa… cũng là một lựa chọn đơn giản và tiết kiệm chi phí, nhưng phải đảm bảo nguồn nước cấp vào được xử lý kỹ, tránh các mầm bệnh lây nhiễm từ bên ngoài.

+ Ở các ao nuôi quảng canh, ao đất việc cào nhẹ đáy ao để giải phóng lượng N tích tụ trong nền đáy đảm bảo tỉ lệ N:P lớn hơn 7:1 là điều kiện thuận lợi cho tảo lục và tảo silic phát triển.

+ Việc sử dụng chế phẩm sinh học là biện pháp kiểm soát tảo hiệu quả. Một số chủng Bacillus sp có khả năng phân hủy nitơ cũng như tiết các enzyme đẩy nhanh quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và các sản phẩm độc như amoniac, hỗ trợ giảm tảo, ổn định môi trường trong suốt vụ nuôi.

Hiện nay, CÔNG TY GOLDEN CROP đang có dòng sản phẩm men vi sinh nổi bật nhất, nhận được sự tin dùng, phản hồi tốt từ quý khách hàng phải kể đến là POND CLEAR
 

Men vi sinh cắt tảo ao tôm

Men vi sinh cắt tảo ao tôm

POND CLEAR có chứa các chủng vi khuẩn có lợi như Bacillus subtilis, Nitrosomonas, Nitrobacter đây là các chủng men vi sinh ưu việt, có tác dụng:

- Phân hủy các chất hữu cơ đáy ao, làm sạch môi trường nước ao tôm

- Cắt tảo xanh siêu tốc cho ao tôm

- Ức chế vi khuẩn có hại và khí độc trong ao tôm. 

- POND CLEAR còn có tác dụng gây màu nước, màu vàng trà đặc trưng của tảo khuê.

màu vàng trà trong ao tôm

Màu nước vàng trà (màu đặc trưng của tảo khuê) trong ao nuôi tôm

Để được tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật nuôi tôm, quý bà con hãy gọi đến hotline 0967 61 63 65, đội ngũ kỹ sư Golden Crop luôn luôn đồng hành cùng bà con trên mọi ao nuôi!

Miễn phí chuyển hàng toàn quốc.

Tags : Cắt tảo xanh trong ao nuôi tôm, tảo độc trong ao tôm, tôm thẻ chân trắng, xử lý nước trong ao nuôi tôm,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: