icon icon icon
Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật) Từ 08h00 đến 20h00

Ảnh hưởng của pH trong ao nuôi tôm thâm canh

Đăng bởi Tuyết Anh vào lúc 03/08/2022

Trong ao nuôi tôm thâm canh pH là một trong những yếu tố chất lượng nước quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với sự phát triển của tôm. Chỉ số pH thể hiện tính acid hay bazơ của nước. pH có xu hướng biến động giữa ngày và đêm. Trong ao nuôi tôm thâm canh thành phần và mật độ tảo là nguyên nhân chủ yếu gây biến động pH. Nước có màu trà do tảo khuê hoặc màu xanh lục do tảo lục thì pH ít biến động, còn nước có màu xanh đậm của tảo lam hay màu nâu đỏ của tảo giáp thì pH biến động lớn.

Vào ban ngày tảo quang hợp hấp thụ CO2, pH nước tăng, ban đêm CO2 không được hấp thụ từ tảo nhưng tất cả sinh vật trong ao đều thải CO2 qua quá trình hô hấp nên pH giảm.

Tôm thường sống trong khoảng pH tối ưu là 7,5 – 8,0 và biến động pH trong ngày không quá 0,5. Cho nên trong nuôi tôm thâm canh cần kiểm tra độ pH thường xuyên để kịp thời khắc phục, pH thường được đo vào sáng sớm 6 – 7h hoặc đầu giờ chiều 1-2h.

Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của tôm

Đo pH nước ao nuôi

Trong ao nuôi tôm thâm canh pH nước quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

Khi pH quá cao làm rối loạn quá trình trao đổi chất, mang tôm sưng phồng, tổn thương mắt, làm gia tăng độc tính của NH3, rối loạn quá trình trao đổi muối và nước, tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh,..

Khi pH quá thấp sẽ làm gia tăng độc tính H2S, ảnh hưởng quá trình hô hấp, quá trình trao đổi muối và nước bị giảm, rối loạn điều hoà áp suất thẩm thấu, giảm khả năng vận chuyển oxy, gây hiện tượng lột dính vỏ, pH thấp kéo dài làm tôm còi cọc, chậm lớn,…

pH biến động lớn trong ngày: Tôm bị sốc, bỏ ăn, pH biến động do mật độ tảo dày làm phát sinh nhiều vấn đề như thiếu oxy về đêm, tăng độc tính của khí độc,…

Ngoài ra trong nuôi tôm thâm canh pH cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hoạt tính của các loại hoá chất dùng để xử lý môi trường.

Những trường hợp biến động pH cần khắc phục

pH quá cao cả ban ngày và ban đêm (pH>8.5): trường hợp này có thể do bón vôi quá liều trong quy trình cải tạo ao, hoặc nuôi tôm gần mỏ đá vôi,… để khắc phục pH cao có thể dùng phèn nhôm, acid citric hoặc sử dụng mật rỉ đường và men vi sinh để ổn định pH.

pH thấp cả ngày lẫn đêm (pH<6.5): do ao nuôi bị nhiễm phèn, mưa đầu mùa. Cách khắc phục là bón vôi để nâng độ kiềm, khi xử lý ao đầu vụ nuôi chú ý không phơi đáy ao nứt nẻ, trước những cơn mưa đầu mùa cần bón vôi xung quanh bờ ao.

pH biến động lớn giữa ngày và đêm: do mật độ tảo trong ao quá cao đặc biệt là tảo lam, trường hợp này nên cắt tảo vào ban đêm, bón acid citric vào buổi trưa (12-14 giờ) để hạ độ kiềm phenolphthalein P=0 mg/L.

Giải pháp an toàn giúp ổn định pH trong ao nuôi tôm thâm canh

Dòng men vi sinh POND CLEAR/PROBIO-Z sẽ là giải pháp giúp duy trì màu nước, cắt tảo và ổn định pH trong ao tôm.

Men vi sinh cho ao tômmen  vi sinh cho ao tôm

Sản phẩm men vi sinh POND CLEAR/PROBIO-Z không chỉ giúp duy trì màu tảo tốt, ổn định pH suốt vụ nuôi mà còn phân hủy nhanh các chất cặn bã, thức ăn dư thừa, bùn dơ đáy ao, cắt tảo xanh, giảm nhanh khí độc NO2, NH3, làm sạch nước, sạch bạt, sạch nhá. Bà con nên sử dụng xen kẽ 2 loại men này để tránh tình trạng vi khuẩn có hại bị “lờn” vi sinh.

Cách sử dụng men vi sinh cho ao nuôi tôm

- 1 gói 227g/1000m3 nước, có thể tạt trực tiếp hoặc ủ sục khí với liều lượng 1 gói men vi sinh + 10kg mật đường + 180 lít nước ao, xả lúc 8 giờ sáng.

- Đặc biệt với ao nuôi siêu thâm canh nuôi mật độ dày thì nên sử dụng hàng ngày để ổn định pH, duy trì màu tảo, phân huỷ chất hữu cơ, giảm khí độc.

* Lưu ý: không được dùng chung sản phẩm men vi sinh với các loại kháng sinh, hóa chất sát trùng, diệt khuẩn. 

Mọi thắc mắc về cách ổn định pH trong ao nuôi tôm và sản phẩm men vi sinh POND CLEAR/PROBIO-Z bà con vui lòng liên hệ HOTLINE 0967 61 63 65 để được tư vấn và hỗ trợ. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu.

Tags : Ảnh hưởng của pH trong ao nuôi tôm thâm canh, tôm thẻ chân trắng, xử lý nước trong ao nuôi tôm,
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: