Trị phân trắng cho tôm an toàn bằng acid hữu cơ

17/03/2023 | 1063

Ngày nay, việc sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị bệnh phân trắng cho tôm ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng chính do việc này đã vô tình tạo nên sự hình thành các chủng mầm bệnh kháng thuốc và tạo ra dư lượng kháng sinh trong tôm nhiều thêm. Chính vì lẽ đó, để khắc phục vấn đề này các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa axit hữu cơ vào trong quá trình điều trị phân trắng cho tôm, giúp tôm nuôi nhanh khỏi bệnh.

Tôm thẻ bị phân trắng

Tôm thẻ bị phân trắng

Trị phân trắng cho tôm bằng cơ chế tiêu diệt vi khuẩn có hại

1. Axit hữu cơ không bị phân ly sẽ xâm nhập vào trong tế bào vi khuẩn (pH=7), axit hữu cơ sẽ phân ly bên trong tế bào vi khuẩn cho ra H+. Làm cho môi trường pH bên trong tế bào vi khuẩn giảm xuống, tạo ra môi trường không thuận lợi. Từ đó, vi khuẩn phản ứng lại bằng cách dùng cơ chế bơm ATPase để đẩy H+ ra khỏi tế bào, hoạt động này làm cho tế bào vi khuẩn bị mất nhiều năng lượng, sự sao chép của ADN bị gián đoạn.

Acid butyric và Acid formic

Acid butyric và Acid formic

2. Mặt khác, khi pH trong tế bào vi khuẩn giảm xuống sẽ ức chế quá trình đường phân (glycolysis) và làm cho tế bào vi khuẩn bị mất nguồn cung cấp năng lượng.

3. Khi xảy ra sự phân ly bên trong tế bào vi khuẩn, anion của axit hữu cơ không ra khỏi được tế bào sẽ gây rối loạn sự thẩm thấu.

Quá trình Acid hữu cơ xâm nhập vào tế bào vi khuẩn

Quá trình Acid hữu cơ xâm nhập vào tế bào vi khuẩn

Trị phân trắng cho tôm bằng cách loại khuẩn hại ra ngoài

Trong đường ruột tôm, luôn tồn tại các nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh, nếu duy trì ở trạng thái cân bằng thì tôm sẽ khỏe mạnh.

 – Nhóm vi khuẩn có lợi là những vi khuẩn lên men sinh axit lactic như Lactobacillus, Bifidobacterium…Vi khuẩn có lợi sống trong môi trường pH thấp hơn vi khuẩn gây bệnh và ít nhạy cảm với sự thay đổi của pH trong đường ruột. pH thích hợp cho vi khuẩn có lợi là pH = 2-3.

– Nhóm vi khuẩn gây bệnh là E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens…pH thích hợp cho E.coli là ≥ 4. pH thích hợp cho Salmonella là ≥ 3,5. pH thích hợp cho Clostridium perfringens là ≥ 6

Như vậy, bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn sẽ ức chế những vi khuẩn gây phân trắng, bệnh đường ruột,.. thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột tôm hiệu quả.

Vi khuẩn gây bệnh bị ức chế ở điều kiện pH đường ruột <3.5

Vi khuẩn gây bệnh bị ức chế ở điều kiện pH đường ruột <3.5

Trị phân trắng cho tôm an toàn và hiệu quả

Bước 1: Vào 3 ngày đầu trộn:

     60% O'CARE từ 5ml/kg (tuỳ theo size tôm & sức khỏe đàn tôm)

     40% thức ăn còn lại trộn CEFOTAXIM (99%) 1g/kg.

Bước 2: Diệt khuẩn, nấm và ký sinh trùng 2 ngày liên tục (ngày thứ nhất và ngày thứ hai)

     Siphon và thay nước 40% hàng ngày vào lúc chiều mát.

Bước 3: Ngày thứ 4 trở đi trộn

     100% kháng thể PROBIO-Z 10g/kg + BETA 1.3 - 1.6 10g/kg đến khi tôm hồi phục lại.G

Lưu ý: Vào 3 ngày đầu phân trắng sẽ được thải ra nhiều (tùy từng ao) nên bà con cứ yên tâm và vững tinh thần. Trong quá trình trị phân trắng cho tôm nên ngừng tăng trọng và kích lột xác.

Trên đây là Trị phân trắng cho tôm an toàn bằng acid hữu cơmọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua 0967 737 626 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc bà con vụ nuôi thành công.


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0967737626
Gọi ngay : 0967737626

Quý khách cần hỗ trợ gì, cứ nhắn với Golden Crop nhé!