TẠI SAO CẦN ỔN ĐỊNH pH TRONG AO NUÔI TÔM?

27/04/2022 | 508

Các chỉ tiêu môi trường nước là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tốc độ phát triển, sinh trưởng của tôm. Môi trường ổn định, nước sạch thì tôm sẽ khỏe và ít nhiễm bệnh giúp cho việc nuôi tôm thuận lợi và dễ dàng hơn. Bên cạnh quản lý và ổn định các chỉ tiêu như: oxy, kiềm, Canxi, Magie, NH3, NO2, tảo, khuẩn… thì pH cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần được quản lý và ổn định.

pH trong ao nuôi tôm là gì?

pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của tôm được xác định thông qua nồng độ H+ trong ao, pH thể hiện tính axit và bazơ của nước, pH>7 nước có tính bazơ, pH <7 nước có tính axit, pH bằng 7 môi trường nước trung tính.

Biến động pH và ảnh hưởng của pH lên tôm

Sự biến động pH trong ngày là kết quả quá trình quang hợp, hô hấp của tảo và phiêu sinh động vật trong ao, nồng độ CO2 càng cao, nồng độ H+ càng cao thì pH giảm và ngược lại, vì vậy pH thường cao vào ban ngày, cao nhất vào 2h chiều và giảm thấp vào ban đêm và sáng sớm, pH thích hợp cho nuôi tôm thẻ giao động từ 7.5 – 8.0.

Ngoài ra, các yếu tố như: phèn, quá trình phân hủy hữu cơ, tảo tàn, mưa nhiều cũng làm giảm pH

Khi pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của tôm, pH tác động chủ yếu vào khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể và môi trường ao nuôi. Nếu pH ngày và đêm chênh lệch nhau > 1.0 sẽ làm tôm stress, ăn yếu tăng nguy cơ nhiễm bệnh do khuẩn và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống.

Đối với trường hợp pH quá thấp sẽ làm giảm khả năng tích trữ khoáng trong cơ thể tôm, tôm lột bị mềm vỏ và lột dính vỏ và đồng thời làm tăng độc tố của H2S trong ao.

Đối với trường hợp pH tăng cao sẽ làm tăng độc tính của khí độc NH3 gây hại cho tôm.

Phương pháp ổn định pH trong ao nuôi tôm

Trường hợp mưa nhiều làm pH thấp: pH<7.5 sử dụng vôi CaO 5-10kg/1000m3 tạt ao để nâng pH (lưu ý sử dụng vôi vào chiều mát, hoặc ban đêm tránh sốc tôm do nhiệt độ tăng đột ngột).

Trường hợp ao bị phèn làm pH giảm: sử dụng EDTA, Fiba Plus để khử phèn

FIBA PLUS - Khử phèn trong ao nuôi tôm

Trường hợp pH cao, pH>8.5 và để ổn định pH ở mức 8.0 trong suốt vụ nuôi sử dụng men vi sinh 1 gói MIRO POND hoặc BZT GOLD + 10kg mật rỉ đường + 100L nước sục khí 15-24h tạt liên tục 2-3 ngày, một thùng men vi sinh đã sục khí chúng ta xả vào lúc 8h sáng và 12h trưa.

Ao bạt: 1 gói MIRO POND/BZT GOLD (227g)/1000-2.000m3

Ao đất: 1 gói MIRO POND/BZT GOLD (227g)/3000-5000m3

Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bà con hiểu hơn về pH và quản lý tốt được pH trong ao tôm, giữ môi trường ổn định giúp tôm phát triển và sinh trưởng tốt. Mọi chi tiết về các sản phẩm xử lý ổn định pH bà con vui lòng liên hệ Hotline 0967 737 626 để được hỗ trợ và tư vấn.


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0967737626
Gọi ngay : 0967737626

Quý khách cần hỗ trợ gì, cứ nhắn với Golden Crop nhé!