Những yếu tố trong nước ảnh hưởng đến tôm phần 2
Trong nuôi tôm, chất lượng nước ao nuôi là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của tôm. Trong phần 1 chúng ta đã tìm hiểu qua tác động của các loại khí hòa tan, khoáng chất và kim loại trong nước ao ảnh hưởng đến tôm. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ giải đáp các yếu tố về độ mặn, các sinh vật, rong rêu… tác động đến tôm như thế nào, mời bà con cùng theo dõi.
1. Độ mặn trong nước ao
Độ mặn trong nước ao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và duy trì các hoạt động sinh lý của tôm. Thông qua quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, tôm phải duy trì hàm lượng muối khoáng hòa tan trong cơ thể chúng ở mức độ ổn định. Tôm thẻ có thể sống trong độ mặn từ 5 – 35‰. Khi độ mặn thay đổi đột ngột từ 10‰ một lần thì tôm sẽ bị sốc môi trường.
* Khi độ mặn nước ao tôm nhỏ hơn 5‰:
Quá trình lột xác của tôm diễn ra không đồng đều, tôm dễ bị mềm vỏ sau khi lột dẫn đến hao hụt.
Tôm bị suy giảm sức đề kháng và rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh nguy hiểm
Độ mặn thấp còn làm tôm trở nên nhạy cảm với các loại khí độc NH3, NO2…
* Khi độ mặn nước ao tôm quá cao
Tôm sẽ bị còi cọc, chậm lớn, thậm chí là sốc và chết hàng loạt.
Khi độ mặn tăng cao, bệnh phân trắng và hoại tử gan tụy cấp tính (hội chứng chết sớm – EMS) sẽ gây tác động nguy hiểm hơn.
Độ mặn cao sẽ tác động đến độ pH, độ kiềm trong ao tôm. Bên cạnh đó, còn làm tảo trong ao nuôi tôm phát triển nhanh, sinh nhiều khí độc,… Đặc biệt, nguồn oxy trong nước sẽ càng tăng mạnh vào ban ngày, nhưng lại giảm tối thiểu vào ban đêm. Khi đó, môi trường sẽ thiếu oxy, dẫn đến tôm thường nổi đầu vào lúc nửa đêm.
2. Độ trong, độ đục của nước ao
Độ đục của nước gắn liền với lượng vật chất lơ lửng trong nước, khả năng cản tia nắng mặt trời chiếu xuống đáy ao. Ngược lại, độ trong của nước là khả năng cho ánh sáng đi qua nước.
* Độ đục của nước ao có thể do:
Do nguồn nước, nước rửa trôi
Sự chuyển động của dòng nước, của tôm cá.
Do thức ăn dư thừa, chất thải của tôm nuôi
Sự phát triển của tảo
* Độ đục nước ao cao
Ánh sáng mặt trời không thể đi qua, từ đó kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du, giảm lượng oxy trong ao.
Làm tôm khó hô hấp, tôm bị thiếu oxy sẽ có hiện tượng tấp mé, hoạt động kém.
Độ đục có thể gây ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa những tầng trong đáy ao cũng như lượng oxy hòa tan. Gây tắc nghẽn mang tôm.
Độ đục cao do phù sa làm ảnh hướng đến mang tôm, tôm khó hô hấp
* Độ trong nước ao cao
Nước ao trong cho thấy môi trường nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển.
Đôi khi sẽ làm tôm bị stress, giảm ăn.
3. Các yếu tố về vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm)
Các nguyên nhân gây bệnh từ virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng có thể lây truyền từ tôm bố mẹ sang tôm giống, hoặc do tôm khỏe ăn tôm bệnh và ăn phải vật chủ trung gian mang mầm bệnh.
* Virus gây bệnh cho tôm
Virus White Spot Syndrome Virus – WSSV; gây bệnh đốm trắng (White Spot Disease – WSD)
Monodon Baculovirus – MBV: gây bệnh còi
Yellow Head Virus – YHV: gây bệnh đầu vàng
Infectious Myonecrosis Virus – IMNV gây bệnh hoại tử cơ
* Vi khuẩn gây bệnh cho tôm
Vibrio parahaemolyticus: Bệnh hoại tử gan tụy cấp
Vibrio harveyi: Bệnh phát sáng, các bệnh đường ruột,…
* Nấm, ký sinh trùng ký sinh trên tôm
Các loài nấm độc tiết ra độc tố gây độc cho tôm
Vermiform ký sinh trên gan tụy, ruột giữa của tôm; Gregarine ký sinh trên ruột tôm
4. Ảnh hưởng của các loại tảo trong ao tôm
Cung cấp oxy cho ao nuôi
Làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio và khí độc trong ao nhờ khả năng hấp thu các chất hữu cơ.
Làm nguồn thức ăn cho tôm
Ổn định môi trường nước
Tảo phát triển quá mức đặc biệt là tảo có hại
Tảo nở hoa gây thiếu oxy cục bộ
Làm biến động pH giữa ngày và đêm lớn
Một số loài tiết độc tố gây độc cho tôm
Khi tảo tàn làm ô nhiễm nước ao, quá trình phân hủy tạo ra khí độc
Tảo sợi cản trở quá trình di chuyển, bắt mồi của tôm
5. Rong rêu
Cạnh tranh dinh dưỡng cùng với tảo, khiến cho yếu tố lý hóa ở trong ao nuôi biến động.
Rong chết sẽ nổi lên ở trên mặt nước nếu như không được xử lý kịp thời chúng phân hủy tạo ra các khí độc, gây ra ô nhiễm ở trong môi trường nước, gây ra chết tôm.
Rong hấp thụ oxy để có thể phát triển dẫn tới tình trạng thiếu oxy hòa tan ở trong ao nuôi tôm.
Gây cản trở quá trình di chuyển, bắt mồi của tôm; ngăn cản ánh sáng không xuyên xuống tầng đáy
Trên đây là một số yếu tố trong nước ao ảnh hưởng đến tôm phần 2. Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0967 737 626 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.
Xem thêm