Những yếu tố trong nước ảnh hưởng đến tôm phần 1

04/11/2022 | 1030

Trong nuôi tôm, chất lượng nước ao nuôi là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của tôm nuôi, quyết định tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Trong bài viết này sẽ liệt kê những yếu tố trong nước ảnh hưởng đến tôm nuôi mà người nuôi tôm cần lưu ý

1. Các khí hòa tan trong nước ao ảnh hưởng đến tôm: O2, CO2, H2S, NH3, NO2 trong ao tôm

* Oxy hòa tan là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tôm nuôi, nồng độ oxy hòa tan >5mg/l là mức lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Oxy hòa tan thấp:

- Tôm có khả năng giảm ăn, trở nên còi cọc, tăng trưởng chậm

- Quá trình lột xác bị ảnh hưởng, tôm thường di chuyển đến các vùng nước gần bờ ao

- Nồng độ oxy thấp kéo dài sẽ làm tôm dễ nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm.

* CO2: khí CO2 trong ao nuôi tôm được hình thành từ hoạt động hô hấp của các sinh vật trong ao, và từ sự phân hủy các vật chất hữu cơ trong ao.

- Khí CO2 cao tôm sẽ cần nhiều năng lượng trong việc hô hấp và giảm tốc độ tiêu thụ thức ăn dẫn tốc độ tăng trưởng chậm.

* Khí độc H2S: độc tính của H2S phụ thuộc vào 3 thông số chính: pH, nhiệt độ và oxy hòa tan.

- Trong ao nuôi, H2S gây thiếu hụt oxy trầm trọng, tác động xấu đến tốc độ tăng trưởng của tôm.

- Nồng độ H2S trong nước ao từ 0,01-0,02 ppm thì tôm sẽ dễ bị nhiễm độc và chết hàng loạt.

* Khí độc NH3, NO2 sinh ra do quá trình phân hủy vật chất hữu cơ, thức ăn dư thừa,… của các vi sinh vật, gây ô nhiễm nguồn nước ao nuôi

Nước ao tôm nhiều khí độc

Nước ao tôm nhiều khí độc

- Khí độc gây rối loạn quá trình sinh lý cũng như ức chế thần kinh ở tôm: Khi NH3 có xu hướng khuếch tán ngược vào trong máu tôm sẽ làm bất hoạt một số enzyme cũng như ngăn cản quá trình đào thải CO2 trong máu, thay đổi thành phần máu.

- Tăng tính mẫn cảm ở tôm với môi trường

- Do hàm lượng chất độc cao làm giảm khả năng kháng bệnh, kén ăn cũng như sự tăng trưởng ở tôm.

- Đặc biệt là khi nếu NO2 tăng cao sẽ kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm, gây mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt.

- Khí độc NO2/NH3 còn gây ra tình trạng tôm lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ.

- Một số các biểu hiện khác: nổi đầu, nhảy khỏi mặt nước, tôm kém ăn, tấp mé, gan tôm bị viêm, có các biểu hiện đường ruột kém, ốp thân, đục cơ, tôm chết rải rác…

2. Các khoáng chất trong nước ao ảnh hưởng đến tôm: Ca2+, Mg2+, Na+,K+…

* Canxi (Ca), photpho (P):

Canxi và Photpho là 2 chất cần thiết trong việc hình thành nên lớp vỏ kitin bảo vệ tôm. Ca còn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thông tin thần kinh và duy trì áp suất thẩm thấu. Trong khi P là chất thiết yếu trong cấu trúc phosphate hữu cơ. Dấu hiệu thiếu Ca và P là tôm sinh trưởng giảm, ăn ít, vỏ tôm mỏng.

* Magie (Mg):

Mg là chất khoáng cho tôm giúp cân bằng giữa trong và ngoài tế bào tôm. Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, phản ứng truyền dẫn phosphate, tham gia trao đổi chất cho tôm. Thiếu Mg sẽ khiến tôm bị đục cơ, cong thân, mềm vỏ gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và sự sống của tôm.

* Các khoáng đa lượng khác: Na+, Cl– và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, cân bằng acid – bazơ, duy trì cấu trúc màng tế bào. Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ dẫn truyền thần kinh. K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+.

3. Các kim loại nặng trong nước ao ảnh hưởng đến tôm: Cu, Hg, Fe,…

Các khoáng chất trong ao nuôi tôm

Đồng (Cu) nếu Cu tồn tại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo, làm tôm thẻ chân trắng chuyển sang màu đỏ hơn so với tôm nuôi trong nước sạch.

Thủy ngân (Hg) hàm lượng thủy ngân cao sẽ gây ra hiện tượng ức chế quá trình chuyển giai đoạn của tôm, giảm hô hấp, giảm khả năng di chuyển

Sắt (Fe) Khi hàm lượng Fe cao sẽ đồng nghĩa với việc phèn cao, cộng với điều kiện pH thấp và chất hữu cơ lơ lửng quá nhiều.

Fe cũng là nguyên tố rất quan trọng cho sự phát triển của các động vật sống. Nhưng với nồng độ quá cao, cùng với sự kết hợp của pH, CO2, O2. Fe sẽ phát tán độc tính, ảnh hưởng đến một số hoạt động sinh lý trong tôm, và làm cho nước ao nuôi có màu vàng và có mùi tanh rất khó chịu.

Chì (Pb): Gan tụy sẽ là cơ quan đích của các kim loại nặng, nhiễm chì sẽ gây cản trở các phản ứng trao đổi chất, gây chết rụng tế bào, có thể gây chết và tê liệt hệ thần kinh và giảm sự đối kháng của tôm với các yếu tố ngoại sinh như tia cực tím, sốc nhiệt.

Trên đây là một số yếu tố trong nước ao ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tìm hiểu thêm phần 2 tại đây. Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0967 737 626 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0967737626
Gọi ngay : 0967737626

Quý khách cần hỗ trợ gì, cứ nhắn với Golden Crop nhé!